Visa scientifique-chercheur

Đăng ngày 19/12/2016.



Khi bạn đến Pháp để làm Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, là công dân Việt Nam, bạn cần xin 1 trong 2 loại visa : étudiant hoặc scientifique-chercheur (thường gọi tắt scientifique).


Visa dài hạn có giá trị như thẻ lưu trú (VLS-TS) « Scientifique », cấp cho Nghiên cứu sinh đến Pháp nghiên cứu khoa học trong thời hạn trên 3 tháng.


Visa Scientifique-Chercheur được ra đời trong khung cảnh nước Pháp muốn khuyến khích nhập cư những người có trình độ cao, nên quá trình xét duyệt hồ sơ xin visa cho loại hình này cũng dễ dàng, thủ tục hồ sơ cũng đơn giản hơn so với xin visa-étudiant rất nhiều. Khi áp dụng thủ tục Visa-Scientifique:

  • Bạn sẽ không phải nộp Giấy chứng nhận nhà ở ở Pháp;
  • Hồ sơ không phải thông qua CampusFrance;
  • Không cần phải chứng minh tài chính.

Để áp dụng thủ tục “Visa – scientifique”, nghiên cứu sinh phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là người không có quốc tịch của một trong những nước thuộc Liên minh châu Âu, hoặc Thụy Sĩ, Algeria.
  • Có bằng cấp từ Master (Thạc sĩ) trở lên.
  • Có ký Contrat doctoral với cơ sở tiếp nhận ở Pháp, contrat này phải được phê duyệt bởi Préfecture nơi tọa lạc của cơ sở tiếp nhận;
  • Trong khung cảnh của contrat, nghiên cứu sinh phải được hưởng lương từ cơ sở nghiên cứu và được đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội;
  • Công việc liên quan phải là công việc nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy đại học; Nghiên cứu sinh không được làm việc cho cơ sở khác ngoài cơ sở tiếp nhận;

Nhìn chung, Nghiên cứu sinh trong trường hợp này không phải là một sinh viên được nhận học bổng, mà được hưởng một hợp đồng làm việc theo pháp luật của Pháp, được hưởng đầy đủ quyền lợi của người lao động theo luật của Pháp.


Ngoài những thuận lợi về tài chính và thủ tục nhập cư dành cho bản thân Nghiên cứu sinh, thủ tục Visa Scientifique-Chercheur cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hồ sơ nhập cảnh Pháp cho thành viên gia đình không có quốc tịch châu Âu (gồm vợ/ chồng và con chưa thành niên của họ):

  • Gia đình được hưởng thủ tục famille accompagnante, hồ sơ nhập cảnh được xét duyệt dễ dàng, ít “nhiêu khê” hơn so với các hình thức bảo lãnh khác;
  • Vợ/ chồng của Nghiên cứu sinh được áp dụng Visa – Vie privée et familiale, cho phép họ được làm việc toàn thời gian tại nước Pháp mà không cần xin Giấy phép lao động.

Nếu bạn đủ điều kiện áp dụng thủ tục Visa Scientifique-Chercheur, bạn có thể tìm hiểu về cách thành lập hồ sơ xin visa tại đây.


Nộp hồ sơ như thế nào ?

Các yêu cầu xin visa phải được nộp trực tiếp tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh. Riêng tại Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, hồ sơ xin thị thực phải được nộp tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ Thị thực đặt tại :

        			Vincom Dong Khoi Tower
				Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn (ou 45A Lý Tự Trọng)
				P. Bến Nghé , Quận 1
        		

Cũng như visa dài hạn sinh viên, visa này miễn việc xin thẻ lưu trú (titre de séjour) tại chính quyền địa phương Préfecture.


Ngay khi đặt chân đến Pháp với visa VLS-TS, bạn phải gửi đến OFII (Office français de l’immigration et de l’intégration):

  • Mẫu đã điền đầy đủ thông tin, do Phòng lãnh sự đã cấp trước đó;
  • Bản chụp tất cả các trang hộ chiếu có thông tin, thông tin cá nhân cũng như dấu chứng nhận vào nước Pháp.

Sau đó bạn phải trình diện tại Direction territoriale de l’OFII, theo lệnh yêu cầu trình diện của cơ quan này. Sau khi đến trình diện và đóng thuế, OFII sẽ cấp cho bạn vignette (tem) và đóng dấu lên hộ chiếu. Chỉ khi hoàn thành các thủ tục này trong vòng 3 tháng kể từ khi đặt chân đến Pháp, OFII mới chính thức cho phép bạn lưu trú tại Pháp. Để biết địa chỉ OFII mà bạn cần đế, bạn click vào đây.


Nếu có ý định kéo dài việc nghiên cứu của mình tại Pháp sau khi visa dài hạn hết hiệu lực, bạn phải xin cấp thẻ lưu trú (titre de séjour) tại Préfecture nơi mình sinh sống, hai tháng trước khi thị thực hết hạn. Trong khi visa đầu tiên thường có giá trị là 1 năm, titre de séjour tiếp theo visa này sẽ có thời hạn bằng với thời hạn shi trên Contrat d’accueil được phê duyệt bởi Préfecture.




Nếu các bạn có thắc mắc về chủ đề này, các bạn có thể viết thư cho mình tại đây.